Ăn nho có béo không? Lượng calo trong mỗi loại nho
Danh mục bài viết
Nho có bao nhiêu calo?
Để giải đáp thắc mắc ăn nho có béo không đầu tiên hãy cùng tìm hiểu lượng calo có trong quả nho.
10 quả nho bao nhiêu calo?
Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, 10 quả nho tương ứng với 100g chứa 66 calo và nhiều các chất dinh dưỡng khác. Đây là nguồn cung cấp năng lượng có lợi cho cơ thể.
1kg nho bao nhiêu calo?
Như vậy, với 1 kg nho tươi chứa khoảng 660 calo. Giữa các loại nho sẽ có sự chênh lệch nhẹ về lượng calo.
Calo trong mỗi loại nho?
Sau đây là chỉ số calo/100g của những loại nho khác nhau:
100g nho xanh có chứa bao nhiêu calo?
- 100g nho xanh có hạt: 61,5 calo
- 100g nho xanh không hạt: 66 calo.
100g nho đỏ có chứa bao nhiêu calo?
- 100g nho đỏ có hạt: 65,1 calo
- 100g nho đỏ không hạt: 73,8 calo.
100g nho đen có chứa bao nhiêu calo?
- 100g nho đen không hạt: 75 calo.
Ăn nho có béo không?
Với hàm lượng calo ở ngưỡng trung bình – thấp: 66kcal/100g, chất béo: 0,33gr; nho là trái cây không gây béo, sử dụng với lượng hợp lý sẽ giúp đẩy nhanh kế hoạch giảm cân của bạn.
Đây là loại quả tuyệt vời để kết hợp trong chế độ ăn uống. Chúng có hàm lượng calo thấp, chứa nước, chất chống oxy hóa, mang lại lợi ích giảm cân và cung cấp chất xơ giúp tăng cảm giác no.
Ngoài ra, thành phần tannin và lecithin trong vỏ và hạt của nho có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào mỡ và đào thải chất béo trong cơ thể. Do đó, ăn nho có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả, đặc biệt là khi bạn ăn cả vỏ và hạt nho cùng một lúc.
Tuy nhiên, hãy lưu ý về khẩu phần ăn của bạn. Nếu ăn quá nhiều trong một lần, lượng carbs và calo sẽ tăng lên nhanh chóng. Điều này không tốt cho sức khỏe và gây nguy cơ tăng cân.
Nho tốt cho việc giảm cân như thế nào?
Đáp án cho câu hỏi Ăn nho có béo không đã có. Vậy trong việc giảm cân, nho hiệu quả như thế nào?
Nho đóng một vai trò trong việc duy trì cân nặng và giảm béo bởi những lý do sau:
1. Nho chứa Axit Ellagic
Axit ellagic là một chất dinh dưỡng thực vật tự nhiên được tìm thấy trong vỏ của nho đỏ. Nó có thể giúp cải thiện chuyển hóa lipid và glucose, cũng như có đặc tính chống viêm và chống ung thư.
2. Chứa nước
Nho có hàm lượng nước cao, giúp bạn giảm cân hiệu quả. Khi dùng trong bữa ăn, nho có thể làm tăng cảm giác no và ngăn chặn tình trạng ăn quá nhiều. Chúng cũng giúp thải độc tố tích tụ trong thận và bàng quang, giúp đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất.
3. Chứa chất xơ
Chất xơ ở trong cơ thể giúp điều chỉnh khả năng tiêu hóa và cảm thấy no lâu hơn, dẫn đến việc hạn chế ăn vặt thường xuyên và khả năng tiêu thụ ít calo hơn.
Nho có chứa: Chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.
- Chất xơ hòa tan: Làm chậm quá trình hấp thụ glucose vào trong cơ thể. Khi ăn nho, lượng đường trong máu sẽ được duy trì ổn định trong suốt cả ngày. Lượng đường trong máu thấp dẫn đến giảm cảm giác thèm đồ ăn cũng như cảm giác no suốt cả ngày, điều này có thể ngăn chặn việc ăn quá nhiều.
- Chất xơ không hòa tan: Tốt cho ruột già vì nó có thể giúp quá tình trao đổi chất diễn ra tốt hơn và ngăn ngừa táo bón. Di chuyển thức ăn qua hệ tiêu hóa nhanh hơn để ngăn ngừa đầy hơi và táo bón.
Cả hai loại chất xơ đều có lợi cho việc giảm cân, kiểm soát cảm giác thèm ăn và giảm lượng calo tiêu thụ trong ngày.
4. Có chứa Resveratrol
Resveratrol là một hợp chất hóa học được tìm thấy trong nho và các loại thực phẩm khác như rượu vang đỏ, đậu phộng và các loại quả mọng khác nhau.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hóa chất này có thể giúp giảm cân. Chất này giúp cơ thể bạn chuyển hóa các axit béo, cho phép bạn đốt cháy chất béo nhanh hơn và giảm cân nhanh chóng.
Ăn nho khô có giúp giảm cân không?
Trong 100g nho khô có chứa khoảng 299 calo. Nho khô có vị ngọt, chứa ít nước và nhiều calo hơn nho tươi. Vì vậy, những người muốn giảm cân không nên ăn nhiều nho khô và có thể ăn với lượng hợp lý.
Khả năng chống oxy hóa của nho khô gần như gấp 3 lần so với nho tươi. Thỉnh thoảng, bạn có thể ăn chúng và cắt giảm các thực phẩm giàu calo khác và hãy kết hợp cùng với việc tập luyện thể dục, thể thao khoa học.
Quan tâm: Ăn thịt bò béo không? Giảm cân có nên ăn thịt bò?
Ăn nho có tác dụng gì?
- Cải thiện sức khỏe tim mạch
Do hàm lượng polyphenol cao trong nho có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Các đặc tính chống oxy hóa của nho giúp giảm stress gây ra các bệnh như xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ hình thành nên các mảng bám trong động mạch, cải thiện sức khỏe liên quan đến tim.
- Cải thiện mắt của bạn
Nho có chứa lutein và zeaxanthin lọc ánh sáng trong mắt, giúp bảo vệ võng mạc và điểm vàng (các bộ phận trung tâm của mắt).
- Hạ huyết áp
Nho chứa kali để giảm nguy cơ tăng huyết áp. Vitamin K giúp chống lại huyết áp cao bằng cách ngăn ngừa sự tích tụ khoáng chất trong động mạch.
- Tăng sức khỏe của xương
Carotenoid và vitamin C đều có ích cho xương khỏe mạnh vì chúng thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi vào cơ thể. Những loại vitamin này tập trung nhiều nhất ở các cơ quan như thận, gan, phổi, da.
- Ngăn ngừa ung thư
Axit ellagic là một hợp chất khác được tìm thấy trong nho có đặc tính chống ung thư, giúp ngăn chặn các tế bào phát triển bất thường và hình thành các khối u.
Cách giảm cân với nho hiệu quả
Ăn nho có béo không sẽ phụ thuộc vào cách chế biến và sử dụng của mỗi người. Bạn có thể tham khảo 1 số cách ăn nho giảm cân dưới đây:
1. Ăn nho trực tiếp
Bạn hoàn toàn có thể dùng nho là món khai vị hoặc tráng miệng sau mỗi bữa ăn. Thậm chí bạn có thể dùng nho thay cho bữa phụ.
Nên chọn loại nho tươi thay vì nho khổ, đặc biệt là nho xanh để hạn chế tối đa lượng calo.
Trung bình một ngày, bạn chỉ nên ăn từ 200 – 400g nho tươi. Nên hạn chế ăn nho khô vì lượng calo và đường khá cao.
2. Uống nước ép nho
Thay vì ăn nho trực tiếp, bạn có thể chọn cách biến nho thành nước ép để đa dạng hơn trong việc giảm cân.
Khi làm nước ép, bạn cũng có thể kết hợp nho cùng một số loại trái cây khác. Việc kết hợp này tăng thêm vitamin, khoáng chất cho cơ thể và ngon miệng hơn.
Lưu ý không dùng thêm đường để tránh nạp thêm calo vào cơ thể gây tăng cân.
Quan tâm: Ăn hạt sen có béo không? Bật mí 5 cách giảm cân bằng sen cấp tốc
3. Detox nho giảm cân
Dùng nước detox nho giúp đào thải độc tố, hỗ trợ đốt cháy năng lượng trong cơ thể.
Nguyên liệu:
- 200 gam nho tươi.
- 1 quả táo.
- 1 quả chanh.
- 3 – 4 lá bạc hà.
- 1 thanh quế nhỏ.
- 500ml nước lọc.
Cách thực hiện:
- Nho và táo rửa sạch và ngâm với 1 ít nước muối rồi vớt ra để ráo nước.
- Nho cắt đôi, bỏ hạt. Táo thái thành lát mỏng.
- Chanh, quế, bạc hà rửa sạch, chanh thái mỏng.
- Cho tất cả các nguyên liệu trên vào lọ thủy tinh có nắp đậy, đổ 500 ml nước vào bình.
- Đặt bình thủy tinh vào tủ lạnh khoảng 1 – 2 tiếng cho các nguyên liệu se lại là có thể dùng được.
4. Thạch rau câu nho
Thạch rau câu nho chứa tương đối ít calo và hàm lượng đường vừa phải, giúp tăng cảm giác no và giảm lượng thức ăn nạp vào trong mỗi bữa ăn, từ đó giúp cơ thể bạn không bị tăng cân.
Nguyên liệu:
- 10 gram bột rau câu.
- 300 gram nho tươi.
- 2 thìa đường tách béo.
- 1 lít nước lọc.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch nho tươi và ngâm trong nước muối loãng 10 phút, vớt ra, tách đôi quả nho và bỏ hạt.
- Cho nho tươi vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn, giữ lại phần nước bằng rây lọc.
- Cho 1 lít nước hoà và 10 gram bột rau câu hòa cùng với nước nho.
- Cho hỗn hợp nước trên vào nồi, bắc lên bếp, để lửa nhỏ và quấy đều tay đến khi nước trong rồi tắt bếp.
- Đổ nước rau câu nho ra khay, để nguội 30 phút rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh và dùng dần.
5. Rượu nho
Rượu nho là loại đồ uống được chế biến từ nho đỏ và có tác dụng giảm cân hiệu quả ít người biết. Chỉ cần sử dụng 1 – 2 ly nhỏ mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ mỡ thừa và hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn.
Nguyên liệu:
- 1kg nho tươi.
- 2 lít rượu trắng có nồng độ từ 30 – 40 độ.
- 20g muối tinh.
- 1 bình thủy tinh lớn.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch nho và ngâm với muối tinh trong khoảng 20 phút và vớt ra để ráo nước.
- Cho nho vào bình thủy tinh và đổ 2 lít rượu trắng vào và đậy kín nắp.
- Đặt bình ở nơi thoáng mát và hạn chế ánh nắng trực tiếp. Ngâm bình rượu nho trong khoảng 2 đến 3 tháng là bạn có thể thưởng thức. Lấy phần rượu để uống.
6. Làm salad nho tươi giảm cân
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Táo đỏ: 2 trái.
- Nho: 200gr (chọn nho xanh hoặc nho đen
- Hạt hồ đào: 50gr.
- Cần tây, chanh, sữa chua không đường, muối, sốt mayonnaise, mật ong.
Cách thực hiện:
- Táo rửa sạch, cắt thành hạt lựu vừa ăn (gọt vỏ nếu muốn).
- Cần tây rửa sạch, cắt khúc nhỏ vừa ăn (khoảng 1,5 – 2cm)
- Nho rửa sạch, cắt làm đôi.
- Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào tô lớn, thêm 1 muỗng nước cốt chanh. Trộn thật đều tay để trái cây tươi, tránh bị thâm đen và nát.
- Thêm 2 muỗng canh sốt mayonnaise và nửa hộp sữa chua không đường vào 1 bát nhỏ.
- Cho 1 muỗng cà phê mật ong, 1/2 muỗng cà phê muối. Trộn đều tay
- Đổ sốt mayonnaise và sữa chua đã chuẩn bị vào tô trái cây sau đó trộn đều.
- Cho thêm hạt hồ đào tùy thích. Sau đó mọc màng bọc thực phẩm, chọc vài lỗ cho thoát khí. Đặt tô trái cây vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tiếng.
- Bày ra đĩa và thưởng thức.
7. Ức gà sốt nho giảm cân
Ức gà được biết đến là loại thực phẩm hỗ trợ rất tốt cho quá trình giảm cân. Ức gà sốt với nho là món ăn bổ dưỡng có thể áp dụng vào chế độ ăn kiêng hàng ngày.
Nguyên liệu:
- 10 – 15 quả nho tươi.
- 250 gam ức gà.
- 3 thìa mật ong và 2 thìa tương cà.
- Xay nhuyễn hạt tiêu, 2 củ hành khô.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch nho tươi, bỏ vỏ và hạt.
- Ức gà rửa sạch, ướp mật ong và hạt tiêu khoảng 10 phút.
- Cho ức gà lên chảo chiên bằng dầu ô liu chín đều 2 mặt.
- Hành khô bỏ vỏ, thái nhỏ và phi thơm. Cho tương cà, hạt nêm, 2 thìa mật ong vào đun sôi.
- Cho ức gà vào và lật đều 2 mặt để ngấm gia vị và thực hiện trong 10 phút. Tắt bếp và cho ra đĩa dùng và thêm nho lên trên.
Quan tâm: Ăn bánh mì có béo không? Nên ăn loại nào để giảm cân hiệu quả?
Những câu hỏi xung quanh quả nho
1. Nên ăn loại nho nào?
Theo nghiên cứu của chuyên gia, giữa các loại nho khác nhau, lượng calo sẽ khác nhau.
Trong 100g nho xanh sẽ có chứa khoảng 62 calo, nho đỏ là 66 calo. Còn đối với nho đen có thể lên đến 71 calo.
Như vậy, nho xanh không hạt sẽ giúp hạn chế lượng calo nạp vào cơ thể. Từ đó giúp việc giảm cân bằng nho hiệu quả hơn.
2. Ăn nhiều nho có tốt không?
Dù đã có đáp án cho câu hỏi Ăn nho có béo không. Nhưng bạn không nên ăn quá nhiều nho trong một ngày, bởi nó sẽ gây ra nhiều tác động không tốt cho cơ thể.
- Gây quá tải hàm lượng carbohydrate: Trong 100g nho có 17,4gr carb. Nếu ăn trên 500g nho, cơ thể sẽ quá tải carbohydrate, thiếu protein và chất béo.
- Bệnh đường ruột: Lượng chất xơ tăng trong cơ thể không tiêu hóa toàn bộ sẽ bị đọng lại, khiến bạn bị táo bón hoặc tiêu chảy.
- Dị ứng: Nếu bạn ăn nho hoặc đụng vào nho bị nổi mẩn đỏ, nổi mề đay trên da có nghĩa là bạn bị dị ứng với nho. Ở tình trạng nặng hơn, khi ăn nho bạn có thể khó thở. Nguyên nhân của hiện tượng này là do nấm mốc, nấm men hoặc thuốc trừ sâu có trên nho.
3. Tối ăn nho có tốt không?
Trong nho vẫn chứa lượng đường và carb, nên nếu bạn ăn nho vào buổi tối sẽ gây tình trạng tăng cân. Bởi dạ dày sẽ không kịp tiêu hóa lượng nho mà bạn nạp vào. Vì vậy sẽ gây tình trạng tích mỡ, thừa cân.
4. Ăn nho có nóng không?
Ăn nho không nóng. Bởi hầu hết trong nho đều chứa các loại vitamin tốt cho việc làm đẹp da như vitamin B1, C, K, B2, B4, B5, B6, B9. Ngoài ra, nho còn có tác dụng giải nhiệt, giúp cơ thể giải độc và ngăn ngừa mụn.
5. Những người nào không nên ăn nho?
- Người mắc bệnh tiểu đường
Trong nho có thành phần đường glucose và fructose dễ hấp thụ nên khi ăn quả này, lượng đường trong máu sẽ tăng cao. Vậy nên, người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng loại quả này và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn.
- Người bị bệnh răng miệng
Những người gặp vấn đề như sâu răng, đau răng, nếu ăn nhiều nho tươi hoặc uống nhiều nước ép nho có thể khiến tình trạng bệnh về răng miệng nghiêm trọng hơn.
Bởi đường trong quá trình lên men của nho có tính ăn mòn răng rất cao, ảnh hưởng rất lớn tới men răng và gây sâu răng. Vậy nên, sau khi ăn nho, bạn cần súc miệng và đánh răng ngay.
- Người có hệ tiêu hóa kém
Trong nho chứa nhiều chất xơ, nếu ăn nhiều nho thì lượng chất xơ sẽ tăng lên. Khi cơ thể không vận động để tiêu hóa chất xơ, lượng chất xơ sẽ tích tụ và khó đào thải ra ngoài, dẫn đến tình trạng táo bón. Vì vậy, những người dạ dày kém, dạ dày yếu không nên ăn nhiều nho.