Mối quan hệ giữa béo phì và bệnh tiểu đường?
Danh mục bài viết
Tại sao béo phì gây tiểu đường?
Ở những người béo phì, tuyến tụy thực hiện chức năng tổng hợp Insulin kém. Khiến khả năng chuyển hóa glucose cũng giảm theo.
Điều này làm cho những người thừa cân béo phì có khả năng cao bị dư thừa đường huyết. Từ đó, gây nên bệnh tiểu đường và các biến chứng khác.
Tuy nhiên, không phải người nào mắc bệnh tiểu đường cũng do béo phì gây nên.
Vậy khi nào thì béo phì gây nên bệnh tiểu đường và mối quan hệ giữa chúng là như thế nào?
Mối quan hệ giữa béo phì và bệnh tiểu đường?
Mối quan hệ giữa béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 1
Bệnh tiểu đường tuýp 1 (hay còn gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc vào Insulin hoặc bệnh tiểu đường khởi phát từ thời thơ ấu).
Xảy ra khi tuyến tụy sản xuất thiếu hoặc không sản xuất Insulin do sự phá hủy tự miễn của các tế bào beta tuyến tụy.
Nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em từ 4-6 tuổi và 10-14 tuổi.
Bệnh được hình thành phụ thuộc vào gen là chủ yếu.
Vì vậy, ở bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1, béo phì không phải là nguyên nhân chính.
Mối quan hệ giữa béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 (là bệnh tiểu đường của người lớn tuổi, hay còn được gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc vào Insulin) thường xảy ra đối với các bệnh nhân bị thừa cân, béo phì.
Cơ thể họ vẫn sản xuất Insulin nhưng xảy ra tình trạng đề kháng Insulin. Dẫn đến sự sản xuất Insulin không đủ đáp ứng nhu cầu.
Khi lượng đường được nạp vào cơ thể khá lớn nhưng không đủ Insulin để phục vụ cho quá trình chuyển hóa. Từ đó, xuất hiện bệnh tiểu đường.
Có thể nói, đa phần những người béo phì thường mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Nguyên nhân gây ra các loại bệnh tiểu đường là khác nhau nhưng biến chứng của nó đối với cơ thể là giống nhau. Như gây mù lòa mắt và mắc các bệnh về tim, suy thận,…
Vậy để ngăn chặn các biến chứng này chúng ta cần thực hiện các cách điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường.
Cách điều trị tiểu đường cho người béo phì
Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2. Tuy nhiên bạn có thể cải thiện tình trạng bệnh bằng các biện pháp sau đây:
Tiểu đường tuýp 1
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng Insulin trong suốt quãng đời còn lại.
Vì cơ thể bệnh nhân không có khả năng sản xuất Insulin phục vụ cho các nhu cầu chuyển hóa của cơ thể.
Quan tâm: Béo phì và bệnh tim mạch – Sự tương quan chặt chẽ
Tiểu đường tuýp 2
Nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thể dục thể thao. Nhằm cải thiện lượng đường trong máu.
Hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhanh, đồ ngọt, đồ uống có gas hoặc các chất kích thích. Đồng thời, ăn nhiều rau xanh và các loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp.
Thay đổi chế độ sinh hoạt và áp dụng các bài tập thể dục thường xuyên. Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân bị tiểu đường nên tập thể dục 5 ngày/tuần, với thời gian luyện tập là 30 phút mỗi ngày.
Theo nghiên cứu, luyện tập thể thao không chỉ giúp làm giảm lượng đường trong máu mà còn điều hòa tim mạch.
Tuy nhiên, nếu không thể thực hiện theo 2 cách trên. Người bị thừa cân, béo phì có thể cải thiện tình trạng tiểu đường bằng cách sử dụng thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Để cải thiện lượng đường trong máu.
Cách ngăn ngừa bệnh tiểu đường cho người béo phì
Chúng ta không thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 1 nhưng hoàn toàn có thể ngăn ngừa và cải thiện tình trạng tiểu đường tuýp 2 bằng các phương pháp sau:
- Cắt giảm đường và tinh bột trong khẩu phần ăn: Ăn nhiều tinh bột và đường có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao. Từ đó bệnh tiểu đường sẽ được phát triển theo thời gian.
- Luyện tập thể chất thường xuyên: Khi luyện tập, cơ thể cần ít Insulin hơn để giữ lượng đường cũng như kiểm soát chúng trong máu. Đồng thời, làm tăng độ nhạy của Insulin.
- Nên lựa chọn các bài tập mà bạn ưa thích để luyện tập đều đặn và duy trì trong thời gian dài. Có thể luyện tập các bài tập như: Aerobic, yoga,…
- Giảm cân: Giảm cân không chắc sẽ giúp bạn điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thì cần phải bắt tay vào giảm cân ngay lập tức. Theo nghiên cứu, nếu bạn giảm được 7% trọng lượng cơ thể, thì có thể giảm đến 60% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Bạn có thể áp dụng các chế độ ăn kiêng nhanh và hiệu quả như: Low Carb, Keto, chế độ ăn ngắt quãng,…Bạn nên lựa chọn chế độ ăn phù hợp để gắn bó trong thời gian dài mà cơ thể không bị mệt mỏi.
- Bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn: Ăn nhiều thực phẩm chất xơ giúp cơ thể kiểm soát được cân nặng, cải thiện sức khỏe đường ruột. Giúp giữ lượng đường trong máu và nồng độ Insulin thấp. Cuối cùng, ăn nhiều chất xơ có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
- Bổ sung thêm Vitamin D: Bằng các thực phẩm tự nhiên như tôm, lòng đỏ trứng gà,… Các nhà khoa học chỉ ra rằng, Vitamin D rất quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Nên duy trì hàm lượng Vitamin D trong máu ở mức tối thiểu là 30 ng / ml (75 nmol/l)
- Sử dụng nước là thức uống chính: Sử dụng nước ngọt trong thời gian dài tiềm ẩn nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường ở người béo phì.
- Ngoài ra, trong nước ngọt còn chứa chất bảo quản và các chất có hại cho cơ thể. Hạn chế sử dụng nước ngọt không chỉ giúp ngăn ngừa tiểu đường mà còn tránh được các loại bệnh khác.
Quan tâm: Béo phì nguyên phát là gì? Tại sao nó được gọi là một căn bệnh?