Sự liên quan mật thiết giữa béo phì và cao huyết áp

Thời gian đọc: 36 Giây
Reading Time: 36 giây
Những người thừa cân, béo phì có khả năng mắc bệnh cao huyết áp cao gấp 12 lần so với người bình thường. Đặc biệt ở tuổi trung niên. Vậy mối quan hệ giữa béo phì và cao huyết áp là gì?
Bệnh cao huyết áp và béo phì có mối quan hệ mật thiết với nhau
Bệnh cao huyết áp và béo phì có mối quan hệ mật thiết với nhau

Cách nhận biết bệnh tăng huyết áp cho người bị béo phì

Bệnh huyết áp cao không dễ dàng nhận biết bằng mắt thường, vì biểu hiện của nó không rõ rệt.

Vì vậy, cần đo các chỉ số cơ thể để biết có đang bị bệnh cao huyết áp hay không.

Huyết áp được biểu thị bằng chỉ số tâm trương ( áp lực giữa nhịp đập của tim) và chỉ số âm thu ( áp lực khi tim đập), các chỉ số thể hiện như sau:

  • Huyết áp ổn định:  120/80 mmHg
  • Nguy cơ bị huyết áp cao: 120 – 139 / 80 – 89 mmHg
  • Huyết áp cao: 140/90 mmHg trở lên

Những người thừa cân, béo phì nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh cao huyết áp càng sớm càng tốt.

Nếu bệnh duy trì trong thời gian dài có thể dẫn đến những biến chứng và hậu quả khôn lường.

 Nguy cơ tiềm ẩn của cao huyết áp do béo phì

Cao huyết áp gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm
Cao huyết áp gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm

Bệnh cao huyết áp không có biểu hiện rõ ràng. Vì vậy, người bệnh thường không phát hiện sớm. Dẫn đến tình trạng bệnh chuyển biến nặng và biến chứng sang các loại bệnh nguy hiểm khác như:

  • Tăng nguy cơ bị đột quỵ.
  • Nhồi máu cơ tim.
  • Sa sút trí tuệ và rối loạn trí nhớ.
  • Suy tim.
  • Mù mắt.
  • Cao huyết áp dẫn đến áp suất trong máu cao, dẫn đến phình động mạch chủ.
  • Rối loạn cương dương.
  • Thành mạch máu dày lên làm hạn chế lưu lượng máu, khiến thận khó lọc máu, dẫn đến suy thận.

Để ngăn chặn và tìm cách khắc phục những hậu quả của bệnh cao huyết áp do béo phì gây nên. Chúng ta cần tìm hiểu rõ nguồn gốc và mối quan hệ của chúng.

Quan hệ mật thiết giữa béo phì và cao huyết áp

  • Những bệnh nhân thừa cân, béo phì thường có sự gia tăng thể tích máu, lượng insulin trong máu tăng lên. Từ đó kích thích sản sinh hormone aldosterone làm tái hấp thụ natri ở thận, làm tăng nhạy cảm của huyết áp với sự thay đổi natri trong cơ thể.
  • Chính các mô mỡ trong cơ thể tiết ra các hormone aldosterone là nguyên nhân gây ra tăng huyết áp.
  • Cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ thừa, gây ra tình trạng chèn ép vào các cơ quan tim mạch. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận chuyển máu từ tim. Máu khó lưu thông khiến áp suất tăng cao gây nên tình trạng tăng huyết áp.
  • Các nghiên cứu cho thấy, trọng lượng của cơ thể tăng đột ngột cũng khiến cho các mạch máu phải hoạt động hết công xuất để bóp máu đi nuôi cơ thể. Lúc này, cơ thể sẽ tiết ra hormon adrenalin khiến tim đập nhanhhuyết áp cũng tăng cao.
  • Ngoài ra, những người béo phì thường có xu hướng lười vận động do cơ thể nặng nề.
  • Là tiền đề cho cholesterol tăng cao, khả năng rối loạn lipid máu và tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường. Chúng là nguyên nhân gián tiếp làm tăng nồng độ trong máu, gây nên bệnh tăng huyết áp.

Điều trị cao huyết áp cho người béo phì

Cách điều trị bệnh cao huyết áp cho người béo phì
Cách điều trị bệnh cao huyết áp cho người béo phì

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng: Đối với những người mắc bệnh cao huyết áp do thừa cân, béo phì. Chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt và giảm trọng lượng cơ thể. Sẽ giúp điều trị dứt điểm tình trạng bệnh.

Dưới đây là một số cách điều trị tăng huyết áp cho người béo phì:

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Ăn uống khoa học và lựa chọn chế độ ăn kiêng phù hợp là cách điều trị bệnh cao huyết áp hiệu quả nhất cho người thừa cân, béo phì.

Nên thiết lập một kế hoạch ăn uống cụ thể. Hạn chế ăn chất béo có hại, thức ăn nhanh, tinh bột và nước uống có gas.

Sử dụng các loại trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc, hoặc các sản phẩm không dầu mỡ vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

Giảm lượng muối sử dụng trong các bữa ăn. Theo thống kê, trung bình mỗi ngày một người lớn chỉ nên tiêu thụ không quá 1500 mg natri. Với người thừa cân, béo phì thì phải giảm lượng muối ăn nhiều hơn nữa.

Vì muối sẽ giữ thêm nhiều chất lỏng trong cơ thể, khiến tim phải làm việc năng suất hơn. Từ đó gây ra tình trạng cao huyết áp.

Bạn có thể tham khảo các chế độ ăn như: Low-carb, keto hoặc chế độ ăn ngắt quãng,… và duy trì thực hiện đều đặn.

Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám

Hoặc gọi ngay 0828.53.6666

Hoặc

Hotline

2. Tập thể dục thường xuyên 

Một trong số các cách giảm cân hiệu quả là tập thể dục thể thao thường xuyên.

Nên luyện tập các bài tập nhẹ trước như đạp xe, đi bộ, bước nhanh,… Sau đó, nâng cao tập luyện bằng cách tập các bài yoga, cardio để giúp giảm cân vừa hiệu quả vừa không gây mệt mỏi.

Mỗi ngày, cần dành ra 30-60 phút để luyện tập thể thao, giúp đẩy lùi bệnh tăng huyết áp.

Quan tâm: 9 bài tập thể dục giảm cân cấp tốc đốt nhiều calo nhất!

3. Quản lý căng thẳng

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt, giảm căng thẳng cần được chú trọng trong quá trình điều trị bệnh huyết áp cao cho người béo phì.

Về mặt sinh lý, căng thẳng là nguyên nhân gián tiếp gây nên tăng huyết áp. Khi áp lực tinh thần kéo dài, khiến tim đập nhanh hơn, ngoài ra còn khiến các mao mạch bị thu hẹp lại

Khi căng thẳng, bạn sẽ thực hiện những hành vi không có lợi cho sức khỏe như sử dụng rượu bia, thuốc lá. Làm ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp.

Vì vậy, bạn cần quản lý căng thẳng bằng cách điều chỉnh thời gian biểu làm việc, dành thời gian thư giãn mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh.

4. Bổ sung các sản phẩm tự nhiên

Các sản phẩm tự nhiên có thể giúp điều trị cao huyết áp hiệu quả:

  • Thảo dược đông y: Các loại thảo dược nên sử dụng như hoa hòe, khô thảo, đơn bì,…
  • Dầu cá: Các chuyên gia chỉ ra rằng, dầu cá rất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Sử dụng dầu cá thường xuyên có thể cải thiện cao huyết áp ngay tại nhà.
  • Hoa atiso: Chứa lượng lớn các hoạt chất có lợi cho huyết áp như anthocyanin, polyphenol. Bạn có thể uống hoa Atiso mỗi ngày để điều hòa huyết áp.

Quan tâm: TOP 29 chế độ ăn kiêng nổi tiếng nhất cho người giảm cân

5. Khám sức khỏe định kỳ và điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Với những người không thể tự điều trị tại nhà, nên tới bệnh viện để tham khảo lời khuyên từ y bác sĩ.

Đây cũng được xem như là một liệu pháp khá hiệu quả giúp làm giảm tình trạng bệnh.

Các loại thuốc huyết áp thường được các bác sĩ kê đơn bao gồm:

  • Thuốc ức chế men chuyển.
  • Thuốc chẹn kênh canxi.
  • Thuốc lợi tiểu liều thấp.

Đối với bệnh nhân béo phì kèm theo huyết áp cao:

  • Trước tiên bác sĩ có thể kê đơn thuốc ức chế men chuyển và thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB).
  • Một số người có thể cần dùng hai hoặc ba loại thuốc khác nhau.
Hy vọng bài viết trên đây cung cấp cho bạn một vài thông tin cơ bản về mối quan hệ giữa béo phì và cao huyết áp. Từ đó, có thể lựa chọn các phương pháp phù hợp để giảm cân cũng như điều trị dứt điểm bệnh cao huyết áp.
5/5 - (1 bình chọn)
1061lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)
0 Bình luận
Phản hồi
Xem tất cả bình luận
Hình ảnh
Ưu đãi
tháng
Hình ảnh
Tư vấn
trực tuyến
Hình ảnh
Video
audio
Hình ảnh
Gọi lại
cho tôi