Chỉ số khối cơ thể: Các cấp độ của béo phì
Danh mục bài viết
Các chỉ số khối cơ thể
Chỉ số khối cơ thể hay còn gọi là chỉ số BMI. Đây là chỉ số ước tính lượng mỡ dựa trên cân nặng và chiều cao.
BMI không đo lượng mỡ trên cơ thể một cách trực tiếp mà sẽ áp dụng theo một công thức để cho ra kết quả đúng.
Thông qua chỉ số khối cơ thể sẽ giúp xác định xem một người đang ở mức cân nặng như vậy là khỏe mạnh hay thừa cân/thiếu cân.
Chỉ số khối cơ thể cao là dấu hiệu cho thấy cơ thể có quá nhiều mỡ thừa. Còn trường hợp chỉ số BMI thấp sẽ cho biết cơ thể quá ít mỡ.
Nếu như chỉ số BMI càng lớn thì cơ thể càng có nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường.
Không chỉ vậy, nếu như chỉ số BMI quá thấp cũng có thể làm tăng nguy cơ xảy ra những vấn đề về sức khỏe, ảnh hưởng tới hệ miễn dịch và gây nên tình trạng thiếu máu.
Chỉ số BMI sẽ được tính toán theo công thức sau:
BMI + Cân nặng/(chiều cao)2. Trong đó, cân nặng được tính bằng đơn vị kg, chiều cao tính bằng đơn vị cm.
Tuy sử dụng cùng một công thức để xác định chỉ số BMI nhưng ở người dưới 20 tuổi cách đánh giá chỉ số khối cơ thể sẽ khác so với người trên 20 tuổi.
Lượng mỡ thừa trong cơ thể cũng có thể thay đổi theo thời gian và giới tính.
Chỉ số BMI cũng không áp dụng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người tập thể hình, vận động viên. Bởi những đối tượng này đang có chế độ ăn uống và luyện tập khác so với người bình thường ở cùng độ tuổi và tình trạng sức khỏe khác.
Mức BMI phù hợp với người Việt Nam đối với nam giới nằm trong khoảng 18,5 đến 24,9. Đối với nữ giới là trong khoảng 19 -24.
Quan tâm: Top 10+ các loại thực phẩm nhiều đường dễ gây béo phì bạn cần tránh
Béo phì là gì?
Theo tổ chức Y tế thế giới béo phì là tình trạng cơ thể tích lũy mỡ thừa quá mức và không bình thường tại một vùng hay toàn thân. Từ đó gây nên nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Thừa cân béo phì thể hiện trọng lượng cơ thể cao hơn trọng lượng so với mức của một người khỏe mạnh. Đây là bệnh mãn tính do sự dư thừa lượng mỡ quá mức trong cơ thể.
Béo phì được phân loại thông qua các chỉ số khối cơ thể. Chỉ số BMI sẽ được tính dựa trên công thức trọng lượng cơ thể và chiều cao.
Chỉ số khối trọng lượng cơ thể = Trọng lượng cơ thể của một người (kg) chia cho bình phương chiều cao (cm). Vì vậy, chỉ số BMI sẽ mô tả mối liên quan giữa trọng lượng cơ thể cùng với chiều cao nên sẽ liên quan chặt chẽ đến tổng số lượng mỡ phân bố trên cơ thể của người trưởng thành.
Theo Tổ chức Y tế thế giới phân loại béo phì như sau:
- Đối với người lớn: Béo phì là chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 30.
- Đối với trẻ em dưới 5 tuổi: Béo phì là khi cân nặng theo chiều cao lớn hơn 3 độ lệch chuẩn trên mức trung bình Tiêu chuẩn tăng trưởng trẻ em của WHO.
- Trẻ em từ 5 đến 18 tuổi: Béo phì là khi chỉ số BMI theo tuổi lớn hơn 2 độ lệch chuẩn trên trung bình tham chiếu tăng trưởng của WHO.
Bệnh béo phì do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như:
Mất cân bằng giữa năng lượng được đưa vào và năng lượng tiêu hao khỏi cơ thể.
- Béo phì do yếu tố di truyền.
- Béo phì do bệnh sụn tuyến giáp khiến cho quá trình trao đổi chất bị chậm lại.
- Thiếu ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây nên béo phì.
Béo phì có rất nhiều cấp độ khác nhau. Chúng được phân chia như sau:
Béo phì cấp độ 1
Béo phì được chia thành 3 cấp độ khác nhau từ nặng cho đến nhẹ.
Ở mỗi một cấp độ sẽ có những mức nguy hiểm đến sức khỏe con người.
Béo phì cấp độ 1 là gì?
Béo phì cấp độ 1 là tình trạng nhẹ nhất của béo phì. Đây là hiện tượng tích lũy mỡ thừa quá mức không bình thường tại một vùng hoặc trên toàn bộ cơ thể.
Béo phì cấp độ 1 có chỉ số BMI giao động trong mức 25 đến 29,9. Nếu như bạn tính được chỉ số khối cơ thể và nằm trong mức này cần phải quan tâm và có những biện pháp để đưa trọng lượng cơ thể về mức an toàn.
Béo phì cấp độ 1 gây ảnh hưởng tới ngoại hình, mất thẩm mỹ. Không chỉ vậy, nếu như cơ thể bị béo phì ở mức độ này còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Béo phì cấp độ 1 do nguyên nhân nào gây nên?
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên béo phì cấp độ 1 như. Mất cân bằng về chế độ dinh dưỡng khi lượng calo nạp vào cơ thể quá nhiều mà sự tiêu hao lại quá ít.
Điều này được thể hiện rõ qua yếu tố như sau:
- Ăn quá nhiều chất béo: Khi cơ thể tiếp nhận quá nhiều chất béo, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều đường, thức ăn nhanh sẽ dẫn tới tình trạng béo phì.
- Lười vận động: Đây cũng là một trong những yếu tố có liên quan đến béo phì cấp độ 1. Khi lượng calo nạp vào cơ thể quá nhiều, nhưng chúng ta lười vận động khiến cho lượng calo tiêu thụ ra ít đều có thể dẫn tới béo phì.
- Béo phì còn có thể do yếu tố di truyền. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy nếu trong gia đình có cả bố và mẹ béo thì 80% con cái sinh ra có nguy cơ béo phì.
- Mắc các bệnh lý nền cũng là một trong những nguyên nhân gây nên béo phì cấp độ 1.
- Béo phì cũng có thể do lối sống sinh hoạt, cách ăn uống không lành mạnh
- Một nguyên nhân khác gây nên béo phì đó chính là thiếu ngủ. Bởi khi thiếu ngủ sẽ dẫn tới tình trạng thèm ăn.
- Tuổi tác cũng làm tăng nguy cơ béo phì.
Quan tâm: Thực đơn ăn thô giảm cân trong 30 ngày hiệu quả
Béo phì cấp độ 1 gây nên những tác hại nào?
Béo phì cấp độ 1 đang là mức độ nhẹ nhất trong 3 cấp độ. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là nó không gây nguy hiểm và làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nếu như cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ thừa sẽ tiềm ẩn nhiều vấn đề về sức khỏe. Béo phì cấp độ 1 có thể gây ra một số bệnh lý như:
- Béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Bởi khi béo phì sẽ làm tăng cholesterol xấu đây chính là nguyên nhân chính gây nên tình trạng tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh tinh và thiếu máu cục bộ.
- Béo phì còn có thể gây nên bệnh tiểu đường ở nam và nữ giới. Theo nghiên cứu cho thấy, béo phì sẽ làm xấu phản ứng của cơ thể đối với insulin đồng thời làm tăng lượng đường trong máu, do đó sẽ gây nên bệnh tiểu đường.
- Béo phì cấp độ 1 còn có thể gây nên tình trạng tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ, trào ngược dạ dày, gan nhiễm mỡ….
- Một số bệnh ung thư cũng có liên quan đến béo phì như: Ung thư tuyến tiền liệt, ung thư trực tràng, ung thư cổ tử cung…
Béo phì cấp độ 2
Béo phì cấp độ 2 là gì ?
Nếu như so sánh với béo phì cấp độ 1 thì béo phì cấp độ 2 có mức ảnh hưởng đến sức khỏe rất lớn. Đây chính là giai đoạn gây nên nhiều biến chứng và các căn bệnh nguy hiểm.
Béo phì cấp độ 2 là có chỉ số BMI giao động trong mức 35,0–39,9. Đây là chỉ số cơ thể không hề nhỏ và được coi là ở mức độ cảnh báo nguy hiểm khi chỉ số BMI đang ở gần sát 40.
Nguyên nhân gây béo phì cấp độ 2
Nguyên nhân gây béo phì cấp độ 2 cũng giống như ở cấp độ 1 như:
- Do chế độ ăn uống không hợp lý, cơ thể tiếp nhận quá nhiều chất béo, ngọt so với nhu cầu của cơ thể.
- Hoạt động thể lực ít, không tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
- Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác như xã hội, yếu tố di truyền.
Béo phì cấp độ 2 gây nên những bệnh lý nào?
Đối với những người bị béo phì ở cấp độ 2 thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi ngoại hình. Lúc này chỉ số cơ thể tăng cao chứng tỏ cân nặng của người bệnh cũng đang trở thành mối lo ngại.
Ngoài yếu tố ngoại hình, béo phì cấp độ 2 còn có thể gây nên một số bệnh lý nguy hiểm như:
- Bệnh có liên quan đến tim mạch, huyết áp cao.
- Bệnh tiểu đường đối với nam và nữ.
- Gan nhiễm mỡ cũng là một trong những bệnh mà những người bị béo phì cấp độ 2 dễ mắc phải.
Béo phì cấp độ 3
Béo phì cấp độ 3 là gì ?
Béo phì cấp độ 3 là mức độ nghiêm trọng nhất của béo phì. Đây là nỗi sợ hãi của nhiều người.
Béo phì cấp độ 3 là chỉ số khối cơ thể ≥ 40,0. Giờ đây béo phì không chỉ là nỗi lo về ngoại hình, tâm lý mà béo phì còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Béo phì cấp độ 3 gây nên bệnh lý nào?
Có thể thấy béo phì cấp độ 3 là mức độ nguy hiểm nhất. Khi cơ thể đang ở mức béo phì này có thể gặp phải một số bệnh lý như :
- Bệnh lý tim mạch.
- Bệnh lý về tiêu hóa.
- Bệnh lý tiểu đường.
- Vô sinh
- Tiểu đường
- Ung thư.
- Bệnh lý về hô hấp.
Nên làm gì khi bị béo phì cấp độ 3?
Béo phì cấp độ 3 có thể gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể. Tuy nhiên, giảm cân hay khắc phục béo phì ở mức độ này lại không hề đơn giản.
- Một trong những phương pháp khắc phục tốt nhất đó chính là thường xuyên đo lượng mỡ trong cơ thể. Ngoài ra, người béo phì cũng nên tìm tới các cơ sở y tế để được kiểm tra và tư vấn khắc phục đúng cách.
- Đối với những người quá béo, có trong lượng cơ thể lớn thì không nên tập thể dục nặng để giảm cân. Bởi lượng mỡ thừa trên cơ thể quá nhiều khi tập luyện nặng sẽ gây đau khớp và làm cho các bệnh về tim mạch nặng hơn.
- Điều quan trọng nhất để tránh tình trạng béo phì đó chính là hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Không nên ăn nhiều chất béo, đồ ngọt, thức ăn nhanh.
- Nên tập luyện thể dục thể thao, ngủ đúng giờ giấc.
- Kiểm tra sức khỏe cơ thể định kỳ cũng là một trong những cách tránh bị béo phì.
Quan tâm: Những điều cần biết về chế độ giảm cân Biggest Loser Diet
Nguồn dịch và tổng hợp từ Internet