Hiến máu có béo không? Những hiểu lầm thường gặp về hiến máu!
Danh mục bài viết
- Hiến máu có béo không?
- Những hiểu nhầm thường gặp khác về hiến máu
- 1. Hiến máu khiến bạn yếu đi
- 2. Không thể hiến máu vì đang dùng thuốc
- 3. Người ăn chay không thể hiến máu
- 4. Không thể cho máu vì bị huyết áp cao
- 5. Nên nghỉ ngơi hoàn toàn trong một ngày sau khi hiến máu
- 6. Hiến máu là một thủ thuật gây đau đớn
- 7. Không nên hiến máu thường xuyên vì cơ thể sẽ yếu đi
- 8. Việc hiến máu có thể gây ra những cơn đau đầu dữ dội và nôn mửa
- 9. Hiến máu thường xuyên làm giảm mức độ miễn dịch của cơ thể
- 10. Hiến máu thường xuyên có thể làm thay đổi huyết áp và lượng đường trong máu
- 11. Hiến máu thường xuyên có thể khiến cơ thể bị thiếu sắt?
- 12. Việc hiến máu mất rất nhiều thời gian
- 13. Việc thường xuyên đến bệnh viện để hiến máu có thể gây ra một số bệnh nhiễm trùng
- 14. Không thể hiến máu vì hút thuốc
- Những điều nên làm và không nên làm trước – sau khi hiến máu
Hiến máu có béo không?
Câu trả lời là không. Hiến máu không ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, một số người sau khi hiến máu lại ăn nhiều hơn bình thường để thay thế lượng máu đã hiến cũng như ít vận động có thể gây tăng cân. Nhưng sự tăng cân này không liên quan trực tiếp đến việc hiến máu.
Hiến máu chắc chắn không làm bạn tăng cân. Thậm chí, sau khi hiến máu cơ thể sẽ đốt cháy một số calo dư thừa để bổ sung lượng máu đã hiến tặng.
Cơ thể sẽ đốt cháy khoảng 650 calo mỗi khi hiến 1 túi máu, theo Đại học California-San Diego. Tương tự như nhảy dây trong 50 phút.
Việc đốt cháy nhiều calo không phải là lý do chính để bạn hiến máu, nhưng đó chắc chắn là một lợi ích tốt đẹp.
Hiểu nhầm hiến máu gây tăng cân là một trong nhiều nhận định sai lầm khác về hiến máu. Những thông tin sau sẽ giúp “đính chính” những sai lầm này.
Những hiểu nhầm thường gặp khác về hiến máu
1. Hiến máu khiến bạn yếu đi
Một người trưởng thành trung bình có khoảng 4,5 đến 5,5 lít máu lưu thông trong cơ thể. Đối với hoạt động hiến máu, lý tưởng nhất là hiến 300 ml máu. Số lượng máu như vậy không làm cho cơ thể yếu đi.
Lượng máu bạn hiến tự được tái sinh chỉ trong vòng 15 đến 20 phút.
2. Không thể hiến máu vì đang dùng thuốc
Việc hiến máu kể cả khi đang dùng thuốc vẫn khá an toàn, miễn là bạn khỏe mạnh và khi tình trạng bạn đang điều trị được kiểm soát.
Uống thuốc giảm cân có hiến máu được không? Nếu đáp ứng các chỉ số cần thiết chắc chắn bạn vẫn có thể hiến máu.
Tuy nhiên, cũng cần chú ý nếu đang sử dụng aspirin, kháng sinh, chống tăng huyết áp, steroid, hormone, thuốc chống đông máu không nên hiến máu.
3. Người ăn chay không thể hiến máu
Sở thích ăn kiêng của một người không ảnh hưởng đến lựa chọn trở thành người hiến máu. Người ăn chay trường cũng có thể hiến máu.
Bất kỳ người nào có số lượng huyết sắc tố trên 12 và phù hợp với tất cả các điều kiện tiên quyết khác đều có thể thực hiện hiến máu.
4. Không thể cho máu vì bị huyết áp cao
Miễn là mức huyết áp của bạn nằm trong khoảng từ 180 tâm thu (số trên) đến 100 tâm trương (số dưới) tại thời điểm hiến máu thì bạn có thể hiến máu một cách an toàn.
Vì vậy, kể cả nếu huyết áp cao thì trong thời điểm hiến máu huyết áp của bạn nằm trong khoảng trên bạn vẫn có thể hiến máu.
5. Nên nghỉ ngơi hoàn toàn trong một ngày sau khi hiến máu
Sai. Một người có thể dễ dàng tiếp tục sinh hoạt hàng ngày của mình sau khi hiến máu, nhưng cần lưu ý những điều sau:
- Uống ít nhất 10-12 cốc nước bao gồm cả nước trái cây trong vòng 24 giờ sau khi hiến máu.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Tránh lái xe trong 2-3 giờ sau hiến máu.
- Tránh hút thuốc trong 4 giờ sau hiến máu.
- Tránh uống rượu trong 24 giờ sau hiến máu.
6. Hiến máu là một thủ thuật gây đau đớn
Sai. Hiến máu không gây đau đớn gì cả. Bạn sẽ chỉ cảm thấy một cảm giác châm chích nhẹ khi kim châm vào cánh tay.
7. Không nên hiến máu thường xuyên vì cơ thể sẽ yếu đi
Sai. Một người khỏe mạnh có thể hiến máu bốn lần một năm với khoảng cách giữa mỗi lần hiến máu tối thiểu là 3 tháng.
8. Việc hiến máu có thể gây ra những cơn đau đầu dữ dội và nôn mửa
Không, hiến máu không thể gây ra các cơn đau đầu và nôn mửa nếu huyết áp của người hiến nằm trong giới hạn bình thường trước khi thực hiện.
9. Hiến máu thường xuyên làm giảm mức độ miễn dịch của cơ thể
Không, mức độ miễn dịch của cơ thể bạn không bị ảnh hưởng bởi việc hiến máu.
10. Hiến máu thường xuyên có thể làm thay đổi huyết áp và lượng đường trong máu
Không, huyết áp và lượng đường trong máu không dao động miễn là các giá trị trước khi hiến tặng nằm trong giới hạn bình thường. Bệnh nhân tiểu đường điều trị insulin không thể hiến máu.
11. Hiến máu thường xuyên có thể khiến cơ thể bị thiếu sắt?
Không, một người khỏe mạnh với thói quen ăn uống tốt có thể hiến máu 4 lần một năm với khoảng cách giữa các lần hiến là ba tháng.
Số lần hiến máu như vậy chắc chắn sẽ không khiến bạn bị thiếu sắt.
Quan tâm: Ăn dứa có béo không? Uống nước dứa có giảm cân không?
12. Việc hiến máu mất rất nhiều thời gian
Sai. Toàn bộ quy trình hiến máu từ khi đăng ký chỉ mất khoảng nửa tiếng đồng hồ.
13. Việc thường xuyên đến bệnh viện để hiến máu có thể gây ra một số bệnh nhiễm trùng
Không hoàn toàn không có chuyện bị nhiễm trùng do hiến máu.
14. Không thể hiến máu vì hút thuốc
Người hút thuốc vẫn có thể hiến máu bình thường. Nhưng cần kiêng hút thuốc một giờ trước và sau khi hiến tặng.
Những điều nên làm và không nên làm trước – sau khi hiến máu
- Hãy đi hiến máu cùng với 1 người bạn
- Ngưng hiến máu nếu bạn cảm thấy không khỏe vì bất kỳ lý do gì.
- Hãy ăn một bữa ăn lành mạnh ít chất béo trước khi thực hiện hiến máu.
- Uống nhiều nước một ngày trước và một ngày sau khi hiến tặng.
- Không hút thuốc ngay trước hoặc trong vòng một giờ sau khi hiến tặng để tránh choáng váng.
- Đừng quên kiểm tra huyết sắc tố của bạn.
- Hãy thư giãn! Hãy thư giãn, ngay cả khi đây là lần đầu tiên bạn hiến máu. Các nhân viên của Ngân hàng máu thực hiện công việc này hàng ngày nên chắc chắn sẽ không có bất cứ vấn đề gì.
- Quan trọng nhất, hãy động viên người khác hiến máu bằng cách chia sẻ kinh nghiệm của bạn. Hãy chắc chắn rằng những người khác cũng cảm nhận được điều này, khuyến khích và hướng dẫn họ để họ không mắc phải những sai lầm tương tự!