Mỡ nội tạng là gì và cách giảm mỡ nội tạng hiệu quả nhất!

Thời gian đọc: 32 Giây
Reading Time: 32 giây
Bạn nghe nhiều đến mỡ nội tạng có hại cho cơ thể nhưng thực chất thì Mỡ nội tạng là gì? Làm sao để biết mình có mỡ nội tạng hay không? Cách giảm mỡ nội tạng như thế nào?

Mỡ nội tạng là gì?

Mỡ nội tạng là chất béo được tích trữ sâu bên trong vùng bụng, bao bọc xung quanh các cơ quan nội tạng như gan và ruột.

Mỡ nội tạng thường chiếm khoảng 1/10 tổng lượng chất béo được lưu trữ trong cơ thể.

Giảm mỡ nội tạng
Mỡ nội tạng khác gì mỡ dưới da? Giảm mỡ nội tạng có khó không?

Cơ thể con người bao gồm 2 loại mỡ là mỡ nội tạng mà mỡ dưới da. Hầu hết chất béo trên cơ thể được lưu trữ ngay dưới da và được gọi là chất béo dưới da. Mỡ dưới da có thể nhìn thấy và cảm nhận được. Phần còn lại của chất béo nằm sâu trong cơ thể là mỡ nội tạng.

Đặc điểm của mỡ nội tạng:

  • Mỡ nội tạng thường khiến cho vùng bụng nhô to ra.
  • Mỡ nội tạng thường là nguyên nhân tạo ra các hóa chất và kích thích tố độc hại trong cơ thể.
  • Mỡ nội tạng được đánh giá là nguy hiểm hơn mỡ dưới da. Ngay cả ở những người gầy, mỡ nội tạng cũng có thể gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
  • Mỡ nội tạng thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn phụ nữ.

Tại sao mỡ nội tạng xuất hiện?

  • Ăn quá nhiều, hoạt động quá ít. Chất béo tích tụ trong cơ thể khi chúng ta tiêu thụ quá nhiều calo và hoạt động thể chất quá ít.
  • Do di truyền. Nhiều người có xu hướng tích tụ mỡ ở vùng bụng hơn những vùng khác trên cơ thể do gen.
  • Do nội tiết tố. Ở phụ nữ, trình trạng khối lượng cơ ít đi và lượng mỡ tăng lên thường xuất hiện sau mãn kinh. Ở nam giới, tuổi tác cũng đóng một vai trò lớn trong việc phát triển mỡ nội tạng. Ngoài ra, uống quá nhiều rượu bia cũng có thể dẫn đến nhiều mỡ bụng hơn ở nam giới.
Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám

Hoặc gọi ngay 0828.53.6666

Hoặc

Hotline

Nguy cơ mỡ nội tạng gây ra cho cơ thể

Mỡ nội tạng chèn ép lên các cơ quan nội tạng, sản xuất các độc tố trong cơ thể là nguyên nhân gây ra một loạt các rối loạn bao gồm bèo phì, huyết áp cao, cholesterol cao và kháng insulin.

Các tình trạng này kết hợp với nhau làm tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim và bệnh tiểu đường loại 2.

Có quá nhiều mỡ nội tạng làm xuất hiện nguy cơ:

  • Sa sút trí tuệ.
  • Ung thư.
  • Viêm xương khớp.
  • Hen suyễn.
  • Bệnh gan.
  • Bệnh túi mật và bệnh gút.
  • Vấn đề sinh sản.
  • Đau lưng dưới.

Làm sao để biết mình có mỡ nội tạng hay không?

Cách tốt nhất để biết bạn có mỡ nội tạng hay không là thực hiện các phương pháp đo lường.

cách giảm mỡ nội tạng
Để biết mình có mỡ nội tạng không bạn nên thực hiện các biện pháp đo lường vòng eo.

Vòng eo là chỉ số hàng đầu chỉ ra được lượng mỡ ở vùng bụng và xung quanh các cơ quan nội tạng:

  • Đối với phụ nữ, mỡ nội tạng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe nếu vòng eo từ 80 cm trở lên.
  • Đối với nam giới, mỡ nội tạng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe nếu vòng eo là 94 cm trở lên.
  • Cách tính này này không áp dụng cho trẻ em hoặc phụ nữ mang thai.

Tương tự, phương pháp đo chỉ số khối cơ thể (BMI) cũng có thể cho biết liệu bạn có mỡ nội tạng hay không.

Đây chỉ là cách ước tính, để biết chính xác hơn mình có mỡ nội tạng hay không bạn có thể sử dụng các thiết bị đo mỡ chuyên dụng hoặc thăm khám tại các cơ sở y tế.

Đăng ký miễn phí

Tư vấn - Đo BMI - Thăm khám

Hoặc gọi ngay 0828.53.6666

Hoặc

Hotline

Cách giảm mỡ nội tạng hiệu quả, an toàn

Cách giảm mỡ nội tạng hiệu quả và an toàn nhất là giảm cân và ăn kiêng. Mỡ nội tạng giảm hiệu quả hơn so với mỡ hông khi áp dụng những cách này. Tập luyện thường xuyên cũng hạn chế được nguy cơ mỡ nội tạng quay trở lại.

Một lựa chọn giúp giảm mỡ nội tạng khác là dùng thuốc. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy thuốc không hiệu quả trong việc giảm mỡ nội tạng như tập thể dục.

Hút mỡ không loại bỏ được mỡ nội tạng.

1. Ăn uống lành mạnh hơn

Một chế độ ăn uống lành mạnh ít đường, thực phẩm chế biến sẵn cũng sẽ giảm cân và loại bỏ mỡ nội tạng dư thừa.

giảm mỡ nội tạng bằng cách nào
Cách giảm mỡ nội tạng tốt, an toàn và hiệu quả nhất là thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh.

Chế độ ăn uống lành mạnh tập trung vào:

  • Protein nạc.
  • Trái cây và rau quả.
  • Carbohydrate lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt và khoai lang, đậu.
  • Thực phẩm chế biến đơn giản như luộc, hấp sẽ giúp bữa ăn lành mạnh hơn và ít chất béo hơn.

Bạn nên tránh những thực phẩm nào để giảm mỡ nội tạng?

  • Đồ chiên rán.
  • Đồ nướng.
  • Carbohydrate tinh chế như tinh bột, gạo trắng…
  • Thực phẩm và đồ uống có chứa nhiều đường, cồn.

27 chế độ ăn kiêng nổi tiếng nhất dành cho người giảm cân này sẽ giúp quá trình giảm cân, giảm mỡ nội tạng trở nên nhanh chóng, dễ dàng.

2. Tập luyện thể dục

Kết hợp cả tập luyện tim mạch và tập luyện sức mạnh giúp giảm mỡ nội tạng hiệu quả đồng thời ngăn chặn tình trạng mỡ tích tụ trở lại.

Bài tập tim mạch có thể bao gồm:

  • Chạy bộ.
  • Đi xe đạp.
  • Bơi lội.
  • Thể dục nhịp điệu (Aerobic).

Tìm hiểu rõ hơn về Cardio là gì và 25 bài tập cardio giảm mỡ hiệu quả nhất tại nhà sẽ giúp giảm béo cũng như sở hữu thân hình cân đối, khỏe mạnh hơn.

Huấn luyện sức mạnh có thể bao gồm:

  • Squat.
  • Nâng tạ.

3. Giảm căng thẳng

Giảm căng thẳng cũng là một trong những cách có thể giúp giảm mỡ nội tạng.

Căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lưu trữ chất béo nội tạng dư thừa.

Bởi, khi căng thẳng cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone gọi là cortisol.

Hormone này làm tăng lượng mỡ nội tạng mà cơ thể của một người dự trữ.

Các bác sĩ khuyến cáo rằng những người có lượng mỡ nội tạng cao nên cố gắng thư giãn để giảm mức độ căng thẳng.

Các kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như thiền, hít thở sâu…có thể giúp giảm mỡ nội tạng hiệu quả hơn cũng như cải thiện sức khỏe tâm thần tuyệt vời.

Nếu bạn đang tìm cách giảm mỡ nội tạng hiệu quả và an toàn nhất thì đừng bỏ qua những cách này nhé!
Đánh giá bài viết này
1181lượt xem
Đánh giá bài viết này
0 Bình luận
Phản hồi
Xem tất cả bình luận
Hình ảnh
Ưu đãi
tháng
Hình ảnh
Tư vấn
trực tuyến
Hình ảnh
Video
audio
Hình ảnh
Gọi lại
cho tôi