Ngủ nhiều có béo không? 5 cách ngủ giúp bạn giảm cân
Danh mục bài viết
Ngủ nhiều có béo không?
Chế độ ăn uống và tập thể dục thường được coi là hai yếu tố cần thiết để đạt được kết quả giảm cân. Tuy nhiên, giấc ngủ là một yếu tố cần thiết thường bị bỏ quên và cũng đóng một vai trò quan trọng.
Thời gian ngủ được khuyến nghị cho người lớn là 7 đến 9 giờ/đêm. Nhưng nhiều người thường ngủ ít hoặc nhiều hơn thời lượng này.
Vậy ngủ nhiều có béo (mập) không?
Câu trả lời là CÓ. Ngủ nhiều dễ dẫn đến béo phì. Ngủ quá nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần và có thể góp phần gây ra các vấn đề về cân nặng.
Ngủ nhiều sẽ không có thời gian vận động tiêu hao năng lượng khiến calo tích trữ và rối loạn chức năng trao đổi chất trong cơ thể dẫn đến tăng cân nhanh chóng.
Cũng giống như khi ngủ ít, những người ngủ nhiều sẽ có nguy cơ béo phì cao hơn.
Ăn ít ngủ nhiều có béo không?
Khi nói đến giảm cân, việc đi ngủ khi hơi đói sẽ giữ cho các hormone như insulin ở mức thấp, có thể giúp giảm cân. Nhưng khi để cơ thể quá đói khiến bạn ăn nhiều hơn và có tác dụng ngược lại.
Vậy nên, ăn ít ngủ nhiều không tốt cho sức khỏe và có thể khiến cơ thể béo lên. Bạn cần ăn đủ với lượng hợp lý sẽ giúp cơ thể kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Ngủ trưa nhiều có tăng cân không? Nên ngủ trưa bao lâu để giảm cân?
Một giấc ngủ vào buổi trưa giúp cơ thể được nghỉ ngơi, lấy lại tinh thần sau buổi sáng làm việc vất vả. Nó có thể giúp cơ thể được phục hồi thể lực để bạn có thể tiếp tục làm việc vào buổi chiều.
Nhưng đối với mọi người đang giảm cân thì ngủ trưa nhiều có gây tăng cân không?
Ngủ trưa nhiều có thể dẫn đến tăng cân.
Giấc ngủ không khiến mọi người tăng hay giảm cân, nhưng thời gian ngủ có thể ảnh hưởng đến cân nặng của bạn. Ngủ nhiều khiến cơ thể luôn trong trạng thái nghỉ ngơi và mỡ thừa được tích tụ trong cơ thể do số calo bổ sung vào không bằng lượng calo đào thải ra ngoài.
Ngoài ra, khi thức dậy, bạn cảm thấy mệt mỏi và không còn tinh thần để làm những việc khác. Ngủ trưa dài có thể khiến đầu óc bạn đau đầu, suy giảm trí nhớ và mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp, thận và gan.
Vậy nên, thời gian ngủ trưa thích hợp là 15 – 30 phút để cơ thể được phục hồi tốt nhất.
Ngủ nhiều có tốt không?
Giấc ngủ ngon là điều cần thiết đối với cơ thể và sức khỏe. Nhưng ngủ nhiều không tốt và có liên quan đến một loạt các vấn đề về sức khỏe như:
Tiểu đường
Ngủ nhiều hoặc ngủ không đủ giấc mỗi đêm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Béo phì
Ngủ quá nhiều cũng có thể khiến bạn nặng quá mức. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ngủ 9 đến 10 giờ mỗi đêm có nguy cơ bị béo phì trong khoảng thời gian 6 năm. Cao hơn 21% so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng. Mối liên quan giữa ngủ nhiều và béo phì này vẫn giữ nguyên ngay cả khi lượng thức ăn và tập thể dục được tính đến.
Nhức đầu
Đối với một số người dễ bị đau đầu, ngủ nhiều hơn bình thường vào cuối tuần hoặc kỳ nghỉ có thể gây đau đầu. Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này là do ảnh hưởng của việc ngủ quên đối với một vài chất dẫn truyền thần kinh trong não, bao gồm cả serotonin. Những người ngủ quá nhiều vào ban ngày và làm gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm cũng có thể bị đau đầu vào buổi sáng.
Suy nhược cơ thể
Mặc dù chứng mất ngủ thường liên quan đến trầm cảm, suy nhược hơn là ngủ quên. Nhưng khoảng 15% những người bị trầm cảm lại ngủ quá nhiều. Điều này có thể làm cơ thể suy nhược hơn. Vậy nên, giấc ngủ rất quan trọng đối với quá trình phục hồi cơ thể.
Bệnh tim mạch
Những phụ nữ ngủ từ 9 đến 11 giờ mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn 38% so với những phụ nữ ngủ 8 giờ.
Ngoài ra, ngủ quá nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu, kết hợp với lối sống ít vận động và tăng cân, có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, tim mạch, béo phì và tăng nguy cơ tử vong.
Cách ngủ giúp bạn giảm cân
Thay đổi thói quen trước khi đi ngủ là một cách tuyệt vời để hỗ trợ mục tiêu giảm cân lâu dài của bạn.
Lên lịch, thiết lập giờ đi ngủ và tạo môi trường thư giãn có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Dưới đây là cách ngủ giúp bạn giảm cân hiệu quả:
1. Theo lịch trình
Đặt thời gian đi ngủ, thức dậy và tuân thủ thời gian đó, ngay cả vào cuối tuần là một cách đơn giản và hiệu quả để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Bạn nên đặt đồng hồ báo thức để hẹn giờ và thức dậy luôn khi có chuông.
Thời gian thức dậy buổi sáng là khoảng 6h đến 6h30’. Trưa ngủ khoảng 15 đến 30 phút. Tối ngủ lúc 22h đến 22h30’ là thích hợp nhất.
2. Sử dụng các cách thư giãn
Khi bạn muốn đi ngủ nhưng bản thân chứng mất ngủ có thể là một thách thức lớn đối với bạn.
Dưới đây là một số cách đơn giản có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ hơn:
- Uống một tách trà hoa cúc, trà gừng mật ong.
- Nghe nhạc nhẹ nhàng.
- Thực hành các bài tập thở sâu.
- Khám phá tinh dầu thơm, nến thơm.
Nếu bạn cảm thấy khó vào giấc ngủ, hãy cân nhắc sử dụng một hoặc các phương pháp trên trước khi đi ngủ để xoa dịu tâm trí và chuẩn bị cho giấc ngủ.
Quan tâm: Ăn chay có giảm cân không? Có nên ăn chay giảm cân?
3. Tắt đèn
Melatonin là một loại hormone giúp điều chỉnh chu kỳ ngủ – thức bằng cách thông báo cho cơ thể bạn khi nào là thời gian đi vào giấc ngủ.
Não của bạn sản xuất ra bao nhiêu melatonin sẽ bị ảnh hưởng mạnh bởi tiếp xúc với ánh sáng. Đặc biệt, ánh sáng xanh, ví dụ như ánh sáng mặt trời, đèn huỳnh quang hay đèn LED sẽ cản trở việc sản xuất melatonin nhiều hơn ánh sáng đỏ.
Bạn có thể tắt đèn trong nhà trước khi đi ngủ để hỗ trợ sản xuất melatonin và giúp cơ thể chuẩn bị tốt hơn cho giấc ngủ.
Màn hình máy tính, tivi và điện thoại thông minh có thể làm tăng đáng kể mức độ tiếp xúc với ánh sáng xanh. Vậy nên, bạn cần tắt các thiết bị này trước khi đi ngủ 60 phút và thay bằng việc đọc sách hoặc nghe podcast để thư giãn.
4. Điều chỉnh nhiệt độ phòng
Nhiệt độ của phòng ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Nhiệt độ cơ thể sẽ giảm xuống một cách tự nhiên khi bạn chuẩn bị đi vào giấc ngủ và tăng lên khi bạn thức dậy. Nếu phòng của bạn quá nóng, cơ thể bạn sẽ khó bước vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
Nhiệt độ phòng lý tưởng cho giấc ngủ là 66-70°F (19-21°C).
Bạn hãy kiểm soát nhiệt độ phòng ngủ của mình, hãy thử điều chỉnh nhiệt độ để cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
5. Hạn chế sử dụng 1 số đồ uống
Đồ uống có cồn, nước ngọt có gas, cà phê, rượu và các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán có hàm lượng chất béo cao khiến cơ thể bị đầy hơi, khó tiêu hóa không tốt cho cơ thể trước khi đi ngủ.
Vậy nên, bạn cần hạn chế sử dụng các loại đồ ăn và đồ uống không tốt đối với cơ thể trước khi đi ngủ để tránh tình trạng khó ngủ.
Một số câu hỏi về giấc ngủ
1. Ngủ nhiều có mập mặt không?
Béo mặt là nỗi lo lắng của nhiều chị em, khiến cơ thể không cân đối và thấy tự ti khi gặp gỡ và giao tiếp với mọi người. Vậy ngủ nhiều có mập (béo) mặt không?
Ngủ nhiều có dẫn đến tình trạng béo mặt. Khi bạn ngủ, quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra kém hơn so với bình thường.
Nếu bạn ngủ nhiều sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất. Ảnh hưởng đến các hoạt động tiêu hao năng lượng trong cơ thể, dẫn tới tích tụ mỡ thừa gây tăng cân.
Cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ dễ dẫn đến béo mặt, thừa cân, thân hình mất cân đối.
Quan tâm: 11 nguyên nhân hàng đầu khiến bạn ăn kiêng mà vẫn không giảm được cân
2. Ngủ nhiều có tốt cho da không?
Giấc ngủ có tác động rất lớn đến làn da của bạn. Ngủ nhiều không tốt đối với làn da của bạn.
Bạn ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp làn da của bạn khỏe khoắn và tinh thần minh mẫn. Ngược lại, khi bạn thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều, sẽ khiến làn da của bạn thâm sạm và xuất hiện nhiều dấu hiệu khác không tốt trên làn da của bạn.
Quá trình trao đổi chất của da được diễn ra trong khoảng thời gian từ 22 giờ đêm đến 4 giờ sáng.
Vậy nên, việc bạn ngủ sớm và đủ giấc giúp làn da được phục hồi sức khỏe và cung cấp tối đa dưỡng chất, khỏe đẹp hơn.