11 Nguy cơ tiềm ẩn của béo phì có thể bạn chưa biết!
Danh mục bài viết
- Tình trạng béo phì trên thế giới hiện nay?
- Nguy cơ của béo phì – Béo phì ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
- 1. Béo phì gây rối loạn hormones
- 2. Béo phì và kháng insulin
- 3. Béo phì gây ra bệnh tim mạch, tiểu đường và đột quỵ
- 4. Gây rối loạn Lipid trong máu (Béo phì và mỡ máu tăng cao)
- 5. Dễ mắc bệnh xương khớp
- 6. Tăng nguy cơ mắc bệnh gout
- 7. Dẫn đến vô sinh, hiếm muộn
- 8. Suy giảm hệ hô hấp hay Giảm thông khí béo phì
- 9. Mắc các bệnh về tiêu hóa
- 10. Suy dinh dưỡng thể béo phì
- 11. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc ung thư
- Cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn cả sức khỏe của chúng ta. Cùng tìm hiểu chi tiết những nguy cơ tiềm ẩn của béo phì để tìm cách phòng tránh và ngăn chặn ngay nhé.
Tình trạng béo phì trên thế giới hiện nay?
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố ngày 26/3/2020. Hiện có 1,9 tỷ người trên thế giới bị thừa cân, trong đó có 650 triệu người béo phì.
Đảo quốc Nauru hiện đang là quốc gia có tỷ lệ người dân mắc bệnh thừa cân béo phì nhiều nhất thế giới, chiếm 61%.
Trái ngược lại với Nauru, Việt Nam có tỷ lệ người béo phì thấp nhất thế giới (chỉ với 2,1%).
Tuy nhiên, trong vòng 10 năm gần đây. Số lượng người béo phì ở Việt Nam ngày càng tăng lên, nhất là với người trẻ tuổi.
Tình trạng này khá đáng lo ngại bởi béo phì là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các bệnh nguy hiểm. Vậy cụ thể béo phì mang lại những hậu quả gì?
Nguy cơ của béo phì – Béo phì ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
1. Béo phì gây rối loạn hormones
Béo phì có thể là nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng của hormones trong cơ thể. Trong đó bao gồm các hormones sinh sản, hormones insulin…gây ra vô sinh, hiếm muộn, tiểu đường hay thậm chí là ung thư.
Quan tâm: Mức độ Hormones và Béo phì có liên quan gì với nhau?
2. Béo phì và kháng insulin
Như đã nói ở trên béo phì có thể gây ra sự mất cân bằng của hormones. Trong đó có hormones insulin.
Insulin là một loại hormone đóng vai trò trung tâm trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Insulin quyết định cách cơ thể lưu trữ glucose và chất béo. Nó giúp kiểm soát mức đường huyết bằng cách truyền tín hiệu cho các tế bào gan, cơ và mỡ nhận glucose làm nhiên liệu từ máu. Insulin là “người giữ cửa” mở khóa hoặc cho phép glucose xâm nhập vào tế bào để sử dụng năng lượng.
Dư thừa dinh dưỡng hay thừa cân, béo phì là yếu tố được coi là nguyên nhân gây ra kháng insulin. Kháng insulin là dấu hiệu báo trước của bệnh tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường loại 2.
Quan tâm: Béo phì và kháng Insulin liên quan đến nhau như thế nào?
3. Béo phì gây ra bệnh tim mạch, tiểu đường và đột quỵ
Sự gia tăng quá mức lượng chất béo trong cơ thể, là nguyên nhân dẫn đến mở rộng tâm nhĩ, tâm thất và xơ vữa động mạch. Thúc đẩy hình thành các mảng bám trên thành mạch máu.
Là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh tim mạch, tiểu đường và đột quỵ.
Bệnh tim mạch
- Lượng mỡ thừa trong cơ thể quá cao sẽ bao quanh tim khiến tim hoạt động khó khăn.
- Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây áp lực và gây tổn thương cho tim. Làm hẹp động mạch vành, khiến máu vận chuyển về tim khó khăn hơn.
- Các bác sĩ khuyến cáo những người thừa cân, béo phì thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng để duy trì cân nặng và giảm tỷ lệ mắc bệnh.
Quan tâm: Béo phì và bệnh tim mạch – Sự tương quan chặt chẽ
Bệnh tiểu đường
- Insulin đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
- Nếu mức insulin trong cơ thể thấp, cơ thể dễ mắc bệnh tiểu đường.
- Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ insulin của những người béo phì thấp hơn rất nhiều so với những người bình thường.
- Vì vậy, béo phì được coi là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.
Quan tâm: Mối quan hệ giữa béo phì và bệnh tiểu đường?
Đột quỵ
- Những người béo phì có chỉ số BMI cao hơn 30. Vì vậy họ dễ bị xơ vữa động mạch và tai biến mạch máu não. Dẫn đến đột quỵ và tử vong
- Nguy cơ đột quỵ ở những người béo phì cao hơn so với những người có cân nặng bình thường.
Quan tâm: Mối quan hệ “khôn lường” giữa Béo phì và Đột quỵ
4. Gây rối loạn Lipid trong máu (Béo phì và mỡ máu tăng cao)
Một trong những nguy cơ của béo phì đối với sức khỏe là rối loạn lipid máu còn gọi là mỡ máu.
Mỡ thừa trong máu khiến LDL – cholesterol tăng cao, trong khi HDL – cholesterol giảm.
LDL cholesterol là thành phần cholesterol xấu, khi LDL cholesterol tăng nhiều trong máu dẫn đến lắng đọng ở thành mạch máu, gây nên các mảng xơ vữa. Làm cho các mạch máu bị thu hẹp và gây nên mỡ máu.
Quan tâm: Béo phì và nguy cơ mỡ máu tăng cao – Những hệ quả bạn nên biết
5. Dễ mắc bệnh xương khớp
Khi cân nặng tăng nhanh sẽ tạo áp lực mạnh lên hệ xương. Đặc biệt là cột sống, hông và cổ chân.
Nếu áp lực trong thời gian dài sẽ khiến hệ cơ xương khớp bị quá tải.
Điều này có thể dẫn đến các bệnh lý về xương khớp rất nguy hiểm.
6. Tăng nguy cơ mắc bệnh gout
Cơ thể càng nặng nề thì thận càng hoạt động kém hiệu quả. Trong khi Axit uric – Nguyên nhân chính gây ra gout được đào thải qua thận.
Điều này khiến người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn gấp 10 lần hoặc hơn so với những người có số đo lành mạnh.
Quan tâm: Béo phì “bạn đồng hành” của gout
7. Dẫn đến vô sinh, hiếm muộn
Theo thống kê, phụ nữ từ 18-40 tuổi nếu có hàm lượng mỡ trong cơ thể vượt quá 10-15% sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Lượng chất béo này có thể dẫn đến thừa estrogen ở phụ nữ, làm giảm chức năng buồng trứng và tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.
Đồng thời, trẻ sinh ra từ phụ nữ béo phì có nhiều khả năng bị thừa cân, bị dị tật bẩm sinh, cần được chăm sóc đặc biệt sau khi sinh, hoặc có các vấn đề sức khỏe trong thời thơ ấu và có thể bị béo phì trong quá trình phát triển.
Quan tâm: Nguy cơ vô sinh ở người béo phì? Cách khắc phục
8. Suy giảm hệ hô hấp hay Giảm thông khí béo phì
Khi bị béo phì, lượng mỡ thừa sẽ tăng lên và tích tụ lại ở cơ hoành.
Điều này có thể cản trở lưu thông không khí và gây ra tình trạng thiếu oxy lên não.
Chính vì vậy mà những người béo phì thường cảm thấy khó thở và mệt mỏi.
Ngoài ra, họ còn phải đối mặt với nhiều vấn đề khác như ngừng thở khi ngủ và ngủ ngáy.
Quan tâm: Những kiến thức cần biết về hội chứng giảm thông khí béo phì
9. Mắc các bệnh về tiêu hóa
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người béo phì thường mắc các bệnh sau: suy giảm chức năng gan, gan nhiễm mỡ, nhu động ruột suy yếu, trí tuệ suy giảm, hệ thống mạch máu đường ruột…
Không chỉ vậy, béo phì còn làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày. Do mỡ bụng quá nhiều sẽ tạo áp lực lên vòng cơ ở đáy thực quản, có thể gây trào ngược axit.
10. Suy dinh dưỡng thể béo phì
Những người thừa cân béo phì vẫn có thể bị suy dinh dưỡng. Nếu chúng ta không nhận được lượng chất xơ, chất đạm, vitamin và khoáng chất thích hợp trong chế độ ăn mà chỉ tiêu thụ chất béo, đường và calo rỗng từ những đồ ăn vặt thiếu lành mạnh thì tình trạng này hoàn toàn có thể xảy ra.
Quan tâm: Béo phì và suy dinh dưỡng: Những con số cần phải biết
Suy dinh dưỡng kéo dài thường dẫn đến suy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng tự nhiên thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu cơ thể kiệt quệ.
11. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc ung thư
Khi chỉ số khối cơ thể (BMI) tăng, nguy cơ mắc bệnh ung thư và tử vong do ung thư cũng tăng theo.
Bởi cơ thể tăng cân quá mức sẽ làm cho hệ hô hấp, miễn dịch, tuần hoàn bị ảnh hưởng.
Nếu tình trạng này bị kéo dài sẽ khiến các độc tố sẽ mắc kẹt bên trong cơ thể. Là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư trong tương lai.
Những bệnh ung thư có thể mắc bao gồm:
- Ung thư nội mạc tử cung
- Ung thư cổ tử cung
- Ung thư buồng trứng
- Ung thư vú sau mãn kinh
- Ung thư đại trực tràng
- Ung thư thực quản
- Bệnh ung thư tuyến tụy
- Ung thư túi mật
- Ung thư gan
- Ung thư thận
- Ung thư tuyến giáp
- Ung thư tuyến tiền liệt
- Non-Hodgkin lymphoma
- Bệnh đa u tủy
- Bệnh bạch cầu
Ngoài ra, tỷ lệ tử vong cũng tăng lên đối với tất cả các loại ung thư nếu thừa cân, béo phì. Tỷ lệ tử vong ở nam cao hơn 52% và ở nữ cao hơn 62%.
Cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng
1. Vận động khó khăn
Người béo phì dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và xương khớp.
Vì vậy, họ thường bị khó thở khi leo cầu thang. Việc tập thể dục, thể thao hoặc bất kỳ hoạt động thể chất nào cũng trở nên khó khăn hơn.
Sức khỏe yếu khiến họ không làm được các công việc nặng nhọc, cần thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn người bình thường.
2. Khó lựa chọn trang phục
Đây là điều khiến những người béo phì cảm thấy tự ti nhất. Đối với những người thừa cân, việc lựa chọn trang phục phù hợp không hề đơn giản.
Để giải quyết vấn đề này, nhiều người thường chọn cách đặt may quần áo theo yêu cầu riêng. Tuy nhiên, giá thành không hề thấp.
Không chỉ vậy, nhiều người còn e ngại, thiếu tự tin khi diện những bộ trang phục đó. Vì sợ sẽ có nhiều người nhìn vào.
Quan tâm: Béo phì mặc gì cho đẹp? Những mẫu quần áo dành cho người mập!
3. Mất tự tin trong cuộc sống
Những người béo phì dễ gặp các vấn đề về tâm lý hơn những người có cân nặng bình thường.
Họ hay có cảm giác bị người khác dòm ngó, chê cười. Luôn cảm thấy bất an, ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh.
Khi tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến trầm cảm.
4. Ảnh hưởng đến công việc
Người béo phì thường vận động chậm chạp hơn so với người bình thường. Ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất và hiệu quả công việc.
Đó cũng là lý do nhiều công ty từ chối nhận họ vào làm việc.
Ngoài ra, thân hình quá khổ khiến họ tự ti, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sự phát triển của bản thân trong tương lai.