Thừa cân và béo phì: Liệu bạn có nhầm lẫn?
Danh mục bài viết
Thừa cân và béo phì có gì khác nhau?
Thừa cân là tình trạng cân nặng không còn phù hợp với chiều cao mà dần vượt qua mức bằng hoặc cao hơn.
Béo phì là một dạng thừa cân thế nhưng tình trạng tích tụ mỡ cục bộ trên cơ thể quá nhiều và vượt qua mức cho phép. Không chỉ gây ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ, béo phì còn dẫn đến các hệ lụy về sức khỏe.
Cách tính chỉ số trọng lượng cơ thể (BMI)
Nói một cách đơn giản, chỉ số BMI chính là số khối lượng của cơ thể, là một trong những thông số được dùng để kiểm tra lượng mỡ tồn trọng trong người bạn. Và chỉ số này được sử dụng cho cả nam và nữ.
Cách tính BMI như sau:
BMI = Cân nặng chuẩn của cơ thể (kg) chia cho bình phương chiều cao (m)
Bằng cách tính trên Tổ chức Y tế Thế giới WHO kết hợp cùng với Hiệp hội nghiên cứu về Béo phì Quốc tế và Viện nghiên cứu về Đái tháo đường quốc tế đã chỉ ra các chỉ số phù hợp với BMI đối với cả người thừa cân và người béo phì như sau:
Đối với người trưởng thành:
Quốc tế:
- Thừa cân: Chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 25.
- Béo phì: Chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 30.
Các nước Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam):
- Thừa cân: Chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 23.
- Tiền béo phì: Chỉ số BMI lớn hơn 23 và bé hơn 24,9.
- Béo phì: Chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 30.
Các chuyên gia cũng lưu ý các mức độ nguy hiểm ở nữ giới là 0,8 và nam giới là 0,9. Nếu bạn thuộc vào những thông số này, cần cân nhắc nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp,…
Chỉ số BMI tuy là thước đo hữu ích để có thể phân biệt được thừa cân và béo phì ở người trưởng thành, thế nhưng đây chỉ là các thông số chung, để có được giá trị cơ thể chuẩn xác nhất bạn cũng cần phải xem xét thêm các yếu tố khác như số đo và tỷ lệ tích tụ mỡ ở cả vùng mông, ngực, bụng để tránh các nguy cơ bệnh tật không mong muốn.
Đối với trẻ em:
Đối với trẻ em,.dựa theo chỉ số giữa cân nặng và chiều cao chúng ta có thể xem xét được mức độ thừa cân và béo phì của trẻ thông qua biểu đồ BMI chính xác theo từng nhóm tuổi khác nhau.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể quan sát được bằng mắt thường qua một số dấu hiệu sau:
- Liên tục tăng cân một cách vô tội vạ
- Mặt tròn, gò má phính, vùng cổ, cánh tay, chân xuất hiện ngấn.
- Mỡ bụng dày và vùng bẹn, nách, ngực, đùi có mỡ.
- Có những biểu hiện bất thường như: Lười vận động, đổ nhiều mồ hôi hơn khi vui chơi bình thường.
Những con số cần biết về thừa cân và béo phì
Dựa theo một vài ước tính gần đây của WHO về tình trạng thừa cân, béo phì trên toàn cầu:
- Theo thống kê vào năm 2016, có hơn 1,9 tỷ người trưởng thành gặp phải tình trạng thừa cân. Trong số đó béo phì là hơn 650 triệu người.
- Tổng số người bị béo phì chiếm khoảng 13% dân số trên thế giới và số lượng những người trưởng thành bị thừa cân là 39%. Bên cạnh đó, tỉ lệ số người thừa cân, béo phì còn tăng gấp 3 lần so với năm 1975.
- Tính đến năm 2019, WHO ước tính có khoảng 38,3 triệu trẻ em bị thừa cân, béo phì. Quan trọng hơn hết, vấn đề béo phì cũng từng được xem là tình trạng cấp bách của các quốc gia có thu nhập cao, ổn định và đang dần gia tăng ở các nước có thu nhập thấp, trung bình.
Quan tâm: Những con số thống kê không tưởng của bệnh béo phì
Các bệnh lý thường khi bị thừa cân, béo phì
Tỷ lệ thừa cân, béo phì ngày một gia tăng đồng nghĩa với việc ai cũng có thể mắc phải và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều nguồn bệnh nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cả sức khỏe của người mắc phải.
Dưới đây là các bệnh lý thường gặp do béo phì, thừa cân gây nên:
- Bệnh lý về tim mạch: Khi cân nặng của bạn tăng đột biến, hàm lượng cholesterol trong cơ thể cũng sẽ tăng theo, làm tăng chất béo trung tính và mỡ xấu trong cơ thể. Nếu diễn ra lâu dài, tình trạng này sẽ gây ra các bệnh về cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, thậm chí là đột quỵ.
- Bệnh về xương khớp: Một khi trọng lượng cơ thể quá nặng thì việc áp lực lên hệ xương khớp cũng ngày một lớn. Vì thế những người thừa cân, béo phì sẽ thường xuyên gặp các vấn đề về thoái hóa xương khớp, đau nhức lưng, cột sống, loãng xương, viêm khớp và gout,…..
- Bệnh về hệ tiêu hóa: Phần mỡ thừa tích tụ trong cơ thể sẽ bám vào thành ruột gây ra các triệu chứng về tiêu hóa như: táo bón, trĩ, viêm và xơ gan.
- Các bệnh về hệ hô hấp: Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng gián đoạn nhịp thở khi ngủ. Khi cơ thể tích tụ quá nhiều chất béo, đường thở cũng sẽ bị thu hẹp lại vì thế những hiện tượng thường thấy như: ngủ ngáy, khó thở, cả chứng ngưng thở khi ngủ cũng sẽ khiến bạn tử vong.
- Tiểu đường: Quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể cũng sẽ bị gián đoạn và trở nên khó khăn hơi khi lượng mỡ tích tụ quá nhiều. Bởi thế những người bị thừa cân, béo phì sẽ rất dễ gặp phải bệnh tiểu đường.
- Suy giảm trí nhớ: Theo các nghiên cứu, trẻ em mắc phải béo phì hay thừa cân thường có chỉ số IQ thấp hơn những trẻ có cân nặng ổn định. Bên cạnh đó những người trưởng thành mắc bệnh béo phì cũng sẽ có nguy cơ suy giảm trí nhớ cao hơn.
Vì thế nếu không kiểm soát cân nặng, thì hệ lụy chúng ta nhận được là vô cùng nghiêm trọng. Nếu là người béo phì bạn nên tìm đến các chuyên gia dinh dưỡng có kinh nghiệm và uy tín.
Nếu chỉ số BMI của bạn chỉ ở mức thừa cân, bạn cũng có thể thực hiện những biện pháp sau:
- Hạn chế nạp các nguồn năng lượng béo và đường và tinh bột: Thực phẩm chiên, bánh, kẹo,socola, ăn vặt,….
- Ăn nhiều trái cây, các thực phẩm giàu chất xơ và protein như: Các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt,….
- Hoạt động thể dục thể thao thường xuyên hơn: Đạp xe, chạy bộ, tập thể dục, tập các bài tập đốt calo,….. ít nhất 60 phút mỗi ngày.
Nguồn dịch và tổng hợp từ Internet